Ăn mòn sun phát là một trong những dạng ăn mòn gây phá hủy cấu trúc của bê tông. Ăn mòn xảy ra khi khối bê tông tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ,đất chứa sun phát, môi trường nước biển , trong các nhà máy xử lý nước thải.
Các môi trường sử dụng sản phẩm xi măng poóc lăng bền sun phát:
- Đất: sun phát thường ở dạng thạch cao
- Nước ngầm, nước phèn: sun phát thường ở dạng Al3+ ,Mg2+, Na+ ,K+
- Đất trồng trọt: sun phát thường ở dạng NH4+
- H2S do sự phân huỷ của các chất hữu cơ trong các ao hồ, đầm lầy chuyển hoá thành sulfuric gây ăn mòn
- Trong môi trường nước biển
Bê tông khi tiếp xúc môi trường chứa ion sun phát SO42- , khoáng calcium aluminat C3A tương tác với ion sunphát tạo thành sản phẩm canxi sunphát CaSO4.2H2O ; portlandite Ca(OH)2, ettringite (C3A.3CS.H32 ): là các sản phẩm có thể tích lớn hơn so với khoáng được tạo thành ban đầu, gây trương nở thể tích, làm bêtông bị mất độ cứng. Xi măng bê tông nứt vỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các ion xâm thực khác (Na+, K+ ,Mg2 ) tương tác tạo thành các sản phẩm xâm thực với khối bê tông dẫn đến phá hủy cấu trúc.
Trong các môi trường nước thải, môi trường đất ngầm có sự hiện diện của ion sunphát SO42-, các vi sinh hữu cơ chuyển hóa thành khí hydro sulphur (H2S) là tác nhân gây ăn mòn sun phát rất cao, làm phá hủy cấu trúc của bê tông
Để giảm thiểu các sản phẩm hydrate hóa gây trương nở, sản xuất clinker cần giới hạn hàm lượng tricalcium aluminate (C3A) trong xi măng vì thành phần khoáng này liên quan trực tiếp đến sản phẩm ettringite. Sản xuất xi măng có hàm lượng tricalcium aluminate thấp gọi là xi măng pooc lăng bền sun phát.
Chủng loại xi măng này phổ biến nhất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C150, bao gồm 02 loại: Type II – quy định hàm lượng C3A < 8% và Type V – quy định hàm lượng C3A < 5%
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.